Shear facebook Shear facebook Share on Twitter

ĐẶC ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÀNG TĨNH ĐIỆN PE

Màng tĩnh điện PE được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Trong bài viết này hãy cùng Hà Nội Packing tìm hiểu quy trình sản xuất...

Màng tĩnh điện PE là loại màng đặc biệt chuyên bao bọc các thiết bị điện trong ngành điện tử. Vậy điều gì đã giúp loại màng này có thể chống tĩnh điện? Hãy cùng Hà Nội Packing đi tìm hiểu quy trình sản xuất màng tĩnh điện qua bài viết sau. 

Đặc điểm nổi bật của màng tĩnh điện PE

Màng tĩnh điện PE được sản xuất từ hạt nhựa PE, đó có thể là loại nhựa nguyên sinh hoặc tái chế. Nhờ sự phát triển của khoa học, màng tĩnh điện được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại. Thông thường, các loại màng tĩnh điện sẽ mang những đặc điểm sau đây:

  • Có thể kết dính trên bề mặt sản phẩm mà không cần keo dán. 
  • Sau khi gỡ màng không để lại vết dính. 
  • Độ co dãn, đàn hồi cao.
  • Kháng tĩnh điện tốt. 
  • Tái sử dụng nhiều lần, góp phần bảo vệ môi trường. 
  • Chống bụi bẩn, kháng nước. 
  • Ở giữa có một lõi cố định bằng nhựa hoặc giấy. 
  • Thành phần bao gồm: hạt nhựa PE, chất phụ gia, nhuộm màu, chất chống tĩnh điện...

màng tĩnh điện PE

XEM THÊM: MÀNG PE CHỐNG TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA MÀNG PE CHỐNG TĨNH ĐIỆN 

XEM THÊM: MÀNG PE CHỐNG TĨNH ĐIỆN NGUYÊN SINH LÀ GÌ?

Màng tĩnh điện PE dùng để làm gì?

Công dụng chính của màng tĩnh điện là giảm thiểu các nhân tố gây hư hỏng các sản phẩm điện tử. Ví dụ như bụi bẩn, phóng tĩnh điện, sự bám hút trong môi trường tĩnh điện. Vậy nên, màng tĩnh điện được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào các lĩnh vực như:

  • Bảo vệ bề mặt các thiết bị: vỏ máy tính, PC, tấm kim loại, banner quảng cáo, màn hình tivi…
  • Bao bọc đồ điện: bóng đèn, công tắc điện, dây điện, bảng điện…
  • Lớp màng bảo vệ các tấm nhựa, đồng hồ, gỗ ép, polymer...
  • Bảo quản bảng điện, vi mạch, màng tĩnh điện…
  • Che phủ các thiết bị điện dân dụng, đồ dùng điện từ: tủ lạnh, tivi, bếp điện, ấm siêu tốc. 

Màng tĩnh điện PE được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Trong bài viết này hãy cùng Hà Nội Packing tìm hiểu quy trình sản xuất...

Quá trình sản xuất màng tĩnh điện PE

Mục đích và công suất hoạt động của từng dây chuyền sản xuất màng tĩnh điện PE. Đây chính là hai yếu tố quyết định sử dụng một trong hai công nghệ dưới đây:

Phương pháp thổi:

  • Phù hợp với các nhà máy, xí nghiệp lớn với số lượng màng tĩnh điện PE hàng hoạt. 
  • Thực hiện trong máy đùn- thổi hiện đại. 
  • Nguyên liệu chính là nhựa PE, phụ gia theo tỉ lệ nhất định. 
  • Hỗn hợp nhựa đi vào máy đùn sau đó tiến hành nóng chảy để lọc tạp chất. 
  • Nhựa lỏng sẽ chảy vào khuôn để đi đến công đoạn dàn đều và thổi màng. 
  • Màng mỏng sau khi thổi sẽ đi qua hệ thống gia nhiệt để làm nguội. Thành phẩm sau đó sẽ được đưa vào máy quấn cuộn hoặc đóng gói thành tấm. 

Phương pháp cán:

  • Chuyên ứng dụng tại các cơ sở kinh doanh và dây chuyền nhỏ lẻ. 
  • Trộn đều các loại nguyên liệu với nhau. 
  • Tiến hành hóa lỏng nhựa và chất phụ gia ở nhiệt độ cao. 
  • Nhựa lỏng chảy vào khuôn chữ T trong máy cán để tiến hành ép màng. 
  • Điều chỉnh trục cán trùng với kích thước và độ dày của màng tĩnh điện cần sản xuất. 
  • Sau khi cán màng sẽ được hạ nhiệt bằng nước kín trong môi trường chân không. 
  • Sau đó, màng sẽ được đưa vào máy cuộn tròn hoặc theo khuôn tấm được đóng gói và lưu kho. 

Màng tĩnh điện PE được ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Trong bài viết này hãy cùng Hà Nội Packing tìm hiểu quy trình sản xuất...

Trên đây là đặc tính và quy trình sản xuất nên màng tĩnh điện PE trên thị trường hiện nay. Bạn có thể lựa chọn màng tĩnh điện cho hàng hóa của mình tại Hà Nội Packing. Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn thông tin chi tiết. 

Hà Nội Packing

Hotline: 0982 373 721 

Địa chỉ: Số 21 lô 6, KĐT Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội

XEM THÊM: MÀNG PE HÀ NỘI MUA Ở ĐỊA CHỈ NÀO UY TÍN, CHẤT LƯỢNG?

XEM THÊM: MÀNG PE MÀU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO? ỨNG DỤNG CỦA MÀNG PE MÀU

 

Bình luận với Facebook

Tin tức liên quan